Cửa Cuốn ACDOOR

Cửa Cuốn ACDOOR

Cửa Cuốn ACDOOR

Cửa Cuốn ACDOOR

Cửa Cuốn ACDOOR
Cửa Cuốn ACDOOR
 45/24/1 Cao Lỗ , Phường 4, Quận 8, TP HCM

Trang chủ Tin tức Người dân Quảng Nam dời nhà do sạt lở

 Người dân Quảng Nam dời nhà do sạt lở

Người dân Quảng Nam dời nhà do sạt lở

Gần 60 hộ dân với 270 nhân khẩu ở huyện miền núi Nam Trà My phải gấp rút dỡ nhà, di dời đến nơi an toàn do nguy cơ sạt lở đất.

Những ngày qua, hàng chục dân quân tự vệ, thanh niên xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, giúp người dân làng Tăk Chay dỡ nhà gỗ, nhà lợp tôn kiên cố, chuyển khỏi làng đến dựng ở nơi mới.

Làng Tăk Chay nằm trên con đường vừa được xây dựng. Rạng sáng 19/9, trời mưa lớn do ảnh hưởng của bão số Soulik. Sau tiếng nổ lớn, ngọn đồi cách làng khoảng 200 m xuất hiện vết nứt, taly dương làng sạt lở đất cuốn theo cây cối tràn xuống đường.

Nằm ở độ cao hơn 600 m so với mực nước biển, làng có 33 hộ, 175 người dân tộc Xơ Đăng sinh sống. Trong đó, có 17 hộ đã sinh sống tại đây từ lâu đời và 16 hộ khác mới chuyển đến đầu năm 2024 để thuận tiện cho con cái đi học.

Những vết nứt lớn rộng tới 10 cm bất ngờ xuất hiện giữa nền nhiều ngôi nhà, buộc người dân phải sơ tán khẩn cấp trong đêm đến trường mẫu giáo để đảm bảo an toàn.

Cơ quan khí tượng ghi nhận từ ngày 12 đến 18/9, tổng lượng mưa tại xã Trà Cang là 335 mm. Đây là đợt mưa đầu mùa song làng Tak Chay đã bị sạt lở. Chủ tịch huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng cho hay ngoài mưa lớn, địa hình đồi núi cao thì sạt lở tại làng Tăk Chay còn do quá trình san ủi làm đường qua làng tạo taly cao. Nền đất mất chân khi gặp mưa sẽ bị sạt lở.

Tăk Lang là một trong 33 khu dân cư của huyện Nam Trà My có nguy cơ sạt lở, có thể ảnh hưởng gần 12.000 người.

"Nhiều cây gỗ bị mục nên phải cẩn thận khi tháo, chúng tôi thận trọng để giữ nguyên tài sản cho người dân", anh Hồ Quốc Trung, dân quân tự vệ xã Trà Cang nói khi dùng xà beng mở đinh lấy xà gồ trên nóc.

Chị Hồ Thị Hương đang dọn dẹp tài sản chuyển đi để lực lượng chức năng tháo dỡ nhà.

Người dân trong làng giúp nhau di chuyển tài sản.

Ông Hồ Văn Mã dọn hết tài sản trong nhà đưa ra ngoài để lực lượng xã cùng hàng xóm giúp dỡ nhà. "Mới trận mưa đầu mùa nhưng đất đá đã sạt lở trôi xuống làng, vết nứt trên núi đang rộng thêm, có nguy cơ vùi lấp cả làng", ông nói.

Cách làng Tăk Chay khoảng 30 km, trên độ cao 800 m so với mực nước biển, làng Lăng Lương thuộc xã Trà Tập là nơi sinh sống của 26 hộ dân tộc Ca Dong, với tổng số 95 người. Cũng giống như người dân Tăk Chay, họ đã nhận được sự hỗ trợ của lực lượng chức năng trong việc di dời nhà cửa.

Cuối năm 2023, người dân phát hiện một vết nứt nhỏ trên ngọn núi Lăng Lương cách làng khoảng 300 m. Làng được xác định nằm trong vùng nguy hiểm, cần có quy hoạch sắp xếp lại dân cư.

Trong quá trình chuẩn bị di dời dân cư, vào tối 19/9, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống kèm theo tiếng nổ lớn. Taly đường phía trên làng bị sạt lở, vết nứt cũ trên núi mở rộng đáng kể, kéo dài hàng chục mét. Trước tình hình nguy cấp, chính quyền địa phương đã quyết định sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi làng và vận động họ tháo dỡ nhà cửa để chuyển đến nơi ở tạm, nhằm hạn chế thiệt hại.

Cho áo quần, đồ đạc vào túi và giỏ đựng, anh Hồ Văn Dinh và người thân di chuyển đến điểm trường mầm non cách làng 1 km tránh trú.

Sau khi dỡ bỏ ngôi nhà cũ, ông Hồ Văn Đương cùng người thân đã di chuyển đến khu đất bằng ven đường, cách làng khoảng 400 m. Tại đây, họ đã dựng lên một căn nhà tạm khoảng 10 m2 để 7 thành viên trong gia đình sinh sống.

Kiểm tra dãy nhà tạm vừa được dựng lên, Chủ tịch xã Trà Tập, ông Hồ Văn Níp cho biết huyện đã có kế hoạch di dời toàn bộ 26 hộ dân đến khu tái định cư mới cách làng cũ khoảng một km. Sau khi hoàn tất khảo sát, huyện sẽ san lấp mặt bằng và di dời người dân trong năm nay.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch huyện Nam Trà My, cho biết trước mắt chính quyền làm nhà tạm cho người dân ở, cấp lương thực và hỗ trợ tiền để ổn định cuộc sống. Làng Tăk Chay, Lăng Lương sẽ được sắp xếp khu dân cư theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Mỗi hộ được cấp 150-200 m2 và 20 triệu đồng di chuyển nhà, 30 triệu san lấp nền, 40 triệu mua vật liệu làm nhà, 10 triệu đường dân sinh bêtông, 5 triệu công trình vệ sinh.

Theo ông Dũng, sạt lở luôn là mối lo ngại hàng đầu của địa phương mỗi khi mùa mưa bão đến. Để hạn chế thiệt hại, người dân và chính quyền đã chủ động di dời, sơ tán khi có dấu hiệu nguy hiểm. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các công trình kè, cống thoát nước để ổn định địa chất, đặc biệt là sau khi mở đường và tạo taluy.

icon